Ván gỗ ngoài trời không chỉ đem lại tính thẩm mỹ độc đáo, sang trọng mà còn đáp ứng được tính bền bỉ cao. Tuy nhiên, cách thi công sàn gỗ ngoài trời khá phức tạp rất khó để bạn tự lắp đặt. Vậy biện pháp nào cho việc lắp đặt sàn ngoài trời đúng cách? Floordi sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất qua bài viết dưới đây.
THI CÔNG SÀN NGOÀI TRỜI CÓ GÌ KHÁC BIỆT VỚI CÔNG TRÌNH TRONG NHÀ
Lắp ván sàn trong nhà là chuyện không còn lạ lẫm với nhiều người. Tuy nhiên, lót sàn gỗ hồ bơi, sân vườn, sân thượng, hành lang … những khu vực ngoài trời lại vẫn còn khá mới mẻ trong thiết kế nhà ở. Các vật liệu thường được sử dụng cho hạng mục lót sàn ở những vị trí này là gạch men, đá hoặc bê-tông.
Những vật liệu truyền thống này sở dĩ được nhiều người lựa chọn bởi lẽ chúng rất bền, không bị hư hỏng bởi nước và khó nứt vỡ. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, các loại sàn gỗ nhựa composite được nghiên cứu thành công có thể đáp ứng được những tác động khôn lường từ môi trường bên ngoài không kém các vật liệu truyền thống trên. Do phải đối mặt với nhiều nguồn tác động khác nhau từ thiên nhiên nên việc lắp đặt sàn gỗ ngoài trời cũng đòi hỏi những yêu cầu khắt khe hơn về kỹ thuật, vật liệu lắp đặt cũng như chất lượng ván sàn.
NHỮNG PHỤ KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ LẮP ĐẶT SÀN NGOÀI TRỜI
Nếu như lắp đặt sàn trong nhà chỉ cần sử dụng phụ kiện xốp, nẹp hoặc len chân tường kết hợp với ván gỗ là đã có thể hoàn thiện một căn phòng thì việc lắp sàn ngoài trời phức tạp hơn rất nhiều. Riêng nói về phần phụ kiện, thi công sàn gỗ ngoài trời cũng yêu cầu số lượng khác biệt đáng kể vo với lót gỗ nội thất. Các phụ kiện cần thiết để lắp đặt bao gồm:
- Hệ khung sắt: Hệ khung này được lắp đặt bên dưới mặt sàn và trên nền mặt phẳng lắp đặt. Sở dĩ cần phải có bộ khung này vì không phải bề mặt khu vực lắp đặt ngoài trời nào cũng bằng phẳng đủ tiêu chuẩn thi công. Thứ hai phần khung xương sàn ngoài trời còn có tác dụng ngăn cách phần sàn tiếp xúc trực tiếp với mặt đất tránh hư hỏng và giúp nước thông thoát khi trời mưa.
- Thanh đà: Đây là phụ kiện có chức năng làm kê cho sàn gỗ. Các tấm sàn sẽ được bắt vít cố định vào phần thanh đà đảm bảo không bị xô lệch trong quá trình sử dụng. Được cấu tạo bởi chất liệu gỗ pha nhựa nguyên sinh giúp việc cố định dễ dàng hơn và không bị gỉ, ngấm nước gây hư hỏng.
- Ke sắt bắt đầu/ kết thúc: Phần ke này được bắn trực tiếp vào thanh đà để cố định tấm ván đầu tiên/ cuối cùng giữ cho các thanh gỗ nằm đúng vị trí, không bị lệch khỏi khung.
- Chốt liên kết: Được làm từ nhựa sẽ có chức năng kết nối giữa các thanh gỗ lại với nhau đảm bảo liên kết chặt chẽ mà gỗ vẫn có đủ khoảng trống giãn nở. Được làm bằng nhựa nên các chốt nylon này có thể đảm bảo không bị gỉ, ăn mòn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Thanh kết thúc sàn: Các thanh kết thúc được sử dụng lắp bao quanh chu vi diện tích lắp đặt, đóng vuông góc với phần dưới sàn gỗ, bắt vào thanh đà và khung xương. Các thanh này có chức năng che đi những phần khung thô tăng độ thẩm mỹ cho công trình.
BIỆN PHÁP THI CÔNG SÀN GỖ NGOÀI TRỜI BẠN CẦN BIẾT
Không chỉ yêu cầu nhiều phụ kiện phức tạp mà ngay cả quá trình lắp đặt sàn gỗ chịu nước ngoài trời cũng đòi hỏi tính kỹ thuật cao. Để đảm bảo có công trình đi vào sử dụng hiệu quả, tuổi thọ bền bỉ cần tuân thủ đúng những bước lắp đặt dưới đây:
- Bước 1: Cố định các chốt nhựa của thanh ván (với bề mặt cứng) tại các điểm cách nhau 300mm bằng ốc vít và tắc kê. Yêu cầu bề mặt hơi nghiêng xuống để tiện thoát nước. Khoảng cách giãn nở từ thanh chốt đến chân tường là 8mm.
- Bước 2: Đặt các kẹp ván không gỉ vào điểm đầu thanh chốt rồi đóng vít 12mm.
- Bước 3: Đặt thanh ván đầu vào điểm đầu hoặc cuối của kẹp không gỉ. Bảo vệ cạnh tấm ván bằng kẹp nylon và dùng vít không gỉ siết nhẹ để tiện điều chỉnh sau đó.
- Bước 4: Cố định các tấm ván tiếp theo khớp với nhau bằng kẹp nylon và tiếp tục dùng đoạn ván ngắn để hỗ trợ kẹp nylon khi vặn vít xuống. Nhớ là chỉ siết nhẹ để tiện điều chỉnh sau đó.
- Bước 5: Đặt 2 thanh chốt cạnh nhau để hỗ trợ thanh ván lắp vào. Dùng kẹp nylon lên mỗi thanh chốt để bảo vệ các cạnh thanh ván.
- Bước 6: Chừa 8mm giữ 2 đầu thanh ván cho sự giãn nở nhiệt.
- Bước 7: Đặt khe áp chót vào vị trí để chiều rộng của thanh ván cuối cùng, kẹp nylon, điểm đầu và cuối của vít kẹp không gỉ vào đúng vị trí.
- Bước 8: Đặt thanh ván cuối cùng vào điểm đầu và cuối của kẹp không gỉ. Cho kẹp nylon cuối vào vị trí và cố định bằng vít. Kiểm tra lại toàn bộ thanh ván xem đã được căn chỉnh chính xác chưa và vặn chặt tất cả vít kẹp nylon.
- Bước 9: Nếu cần, lắp các thanh ván cuối đã cắt có chiều dài cần thiết để điều chỉnh độ sâu và cố định các thanh chốt (hoặc các tấm ván có phần nhô ra) bằng vít không gỉ tại mỗi thanh ván thứ 2.
GIÁ THI CÔNG SÀN NHỰA GỖ NGOÀI TRỜI CÓ ĐẮT KHÔNG?
Nếu so sánh với quá trình lắp sàn gỗ trong nhà thì thi công sàn ngoài trời vừa mất nhiều thời gian hơn, tỉ mỉ và cũng đòi hỏi chuyên môn cao hơn. Bởi vậy, giá thi công sàn gỗ nhựa công trình ngoại thất cũng cao hơn với giá mặt bằng nhân công lắp đặt sàn trong nhà. Nếu như giá thợ lắp sàn nội thất dao động từ 20.000đ – 40.000đ/m2 thì đối với công trình ngoại thất báo giá thi công sàn gỗ ngoài trời có thể dao động từ 100.000đ/m2 đến vài trăm nghìn cho 1m2 tùy vào mức độ khó và vị trí của công trình. Tuy nhiên, để có một công trình gỗ ốp lát ngoài trời đẹp, hiện đại và độc đáo theo xu hướng thiết kế mới của thập kỷ 20 thì chi phí này cũng khá xứng đáng.
Bên cạnh việc quan tâm đến chi phí, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về các đơn vị lắp đặt uy tín và có nhiều kinh nghiệm chuyên môn nhằm đảm bảo công trình ngoài trời đạt hiệu quả về thẩm mỹ và công năng tối đa nhất. Tránh các trường hợp lỗi kỹ thuật gây bất tiện trong quá trình sử dụng, tốn kém chi phí sửa chữa. Ở Floordi chúng tôi không chỉ cung cấp các loại gỗ ngoài trời chất lượng cao cấp nhập khẩu từ Malaysia mà còn có chế độ bảo hành thi công trong vòng 01 năm giúp người dùng yên tâm về chất lượng cả về sản phẩm lẫn tay nghề thi công. Bạn có thể liên hệ với Floordi qua hotline 0931 833 833 để được tư vấn thêm về quy trình lắp đặt cũng như khảo sát vị trí lắp đặt cụ thể.
BẢO DƯỠNG SÀN GỖ NGOÀI TRỜI NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG CÁCH?
Phải đối mặt với rất nhiều yếu tố khắc nghiệt từ môi trường bên ngoài nên sàn gỗ lắp đặt cho những khu vực này có nguy cơ bị hư hỏng lớn hơn các loại được lắp đặt trong nhà. Bởi vậy, việc bảo dưỡng cho những sản phẩm ngoài trời là cực kỳ cần thiết nếu muốn sàn bền màu, ít hư hỏng. Dưới đây là một số cách đơn giản và hiệu quả để gỗ lát sàn ngoài trời đạt tuổi thọ cao, bền đẹp.
- Quét dầu thông định kỳ: Dầu thông được đánh giá là chất đánh bóng hiệu quả nhất cho sàn gỗ. Quét định kỳ 6 tháng 1 lần cho sàn gỗ ngoài trời sẽ giúp ván sàn được đượm màu, chống lại các tia cực tím từ ánh sáng mặt trời có thể làm phai, sỉn màu tấm sàn.
- Vệ sinh các vết bẩn: Vật liệu lót sàn ngoài trời hầu như đều chống chịu nước rất tốt nên với các vết bẩn thông thường có thể sử dụng nước sạch để vệ sinh. Các vết bẩn cứng đầu hơn có thể chà nhẹ để làm sạch bề mặt. Nhưng lưu ý không tự ý sử dụng cồn, chất tẩy rửa không có trong danh mục khuyến nghị của nhà sản xuất để vệ sinh sàn. Cách này có thể làm bay màu hoặc phai màu sàn, rất mất thẩm mỹ.
Ván gỗ lót sàn ngoài trời khá cứng chắc, chịu được tải trọng lớn của người di chuyển trên bề mặt. Tuy nhiên tuyệt đối không dùng búa, vật nặng tác động trực tiếp lên sàn sẽ làm gãy, hư hỏng sàn.
Qua những thông tin này, hy vọng Floordi đã cung cấp cho bạn những kiến thức thi công sàn gỗ ngoài trời đúng cách và thêm những cách bảo dưỡng ván gỗ lắp đặt ngoại thất hiệu quả để tăng tuổi thọ vật liệu lót sàn. Nếu còn thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0931 833 833 để được giải đáp chi tiết nhất!